Tin Công nghệ - Thời sự

Di tích lịch sử Điện Biên xưa và nay

60 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những di tích trong sự kiện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" vẫn được giữ nguyên vẹn để giáo dục truyền thống yêu nước cho người dân Việt Nam

Cầu Mường Thanh bắc qua dòng sông Nậm Rốn là cầu dã chiến do người Pháp xây dựng từ cuối năm 1953, sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Nay hai bờ sông được xây kè sạch đẹp, dòng sông cũng được xây đập ngăn nước. Cây cầu là hiện thân của lịch sử vẫn hàng ngày phục vụ người dân qua lại.

Hầm tướng De Catries vốn là Sở chỉ huy, cơ quan đầu não của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Nay toàn bộ phần mái của hầm đã được làm mới, để bảo vệ di tích trước thời tiết khắc nghiệt.

Đồi A1 là điểm cao, trái tim của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Những hình ảnh xưa và nay của khu đồi này vẫn được giữ nguyên vẹn. 

Lô cốt Cây đa cụt, hay còn gọi là Ụ thằng người nằm ngay lối lên chân đồi A. Lô cốt này bị đại đội 671 tiểu đoàn 251 trung đoàn 174 đại đoàn 316 tiêu diệt lúc 1h30 ngày 7/5/1954. Ảnh: Tư liệu

Theo thời gian, cây đa không còn, nhưng vẫn còn nguyên những dấu ấn vị trí trọng yếu trong trận đánh đồi A1.

Nghĩa trang liệt sĩ A1 được xây dựng năm 1958, nằm cách điểm di tích đồi A1 vài trăm mét về phía Nam. Nơi đây có 644 ngôi mộ là những phiến đá trắng, bia trắng phẳng lì không một nét khắc tên người của những liệt sĩ vô danh. Chỉ có bốn ngôi mộ lớn, ở giữa có có bia khắc đủ họ tên của các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can. Ảnh: Tư liệu

Nghĩa trang ngày nay được nâng cấp, trang hoàng đẹp như một công viên.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm đối diện nghĩa trang liệt sĩ A1, lưu giữ trên 3.000 hiện vật tại hệ thống trưng bày và kho bảo quản, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng. Ảnh: Tư liệu

Với một diện mạo mới để chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 5/5 tới. Công trình rộng hơn 7.000m2 này bao gồm nhiều mô hình các tài liệu, hiện vật, bộ sưu tập hiện vật có liên quan sẽ khái quát sinh động cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ (1945-1954) chống thực dân Pháp của quân ta.

Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, cách trung tâm thành phố Điện Biên 35km. Di tích nằm trong một khu rừng nguyên sinh. Đây chính là nơi Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ họp bàn tác chiến, cũng là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và Bộ chỉ huy chiến dịch năm xưa. Ảnh: Tư liệu

Hiện khu di tích được làm đường trải đá để du khách dễ dành tham quanDi tích lịch sử Điện Biên xưa và nay hơn. Nhiều lán của các vị tướng cũng được tu sửa lại do thời tiết làm hư hại. 

Theo VnExpress

BÌNH LUẬN

Các tin khác